Old school Swatch Watches
Trang Chủ | Truyện Sex | Chat
wap truyện hay
07:30 24/04/24
("._.) S2 (._.*)
Hi, khách | Đăng nhập | Đăng ký
ứ làm thật đâu. Anh chỉ được sờ thôi đấy nhé...

Đau thương đến chết - Phần kết

DocTruyen.Wap.Sh Wap Đọc Truyện Trên Mobile Cực Hay
Đang xem: 1Lượt xem: 14568
Tác giả: Cổ Quỷ Nữ
Thể loại: Truyện ma
Số trang: 21
.

Cuối cùng, Du Thư Lượng phá tan sự im lặng: "Anh Tử Phóng biết chứ, Tư Dao có một bà bác đang ở Giang Kinh, hình như quan hệ với Tư Dao không thân mấy; nhưng rất có thể bà ta biết rõ sự tình"

"Tôi sẽ đối phó bà ta" . Tử Phóng xung phong ngay.

"Tôi có cảm giác rằng, bên trong còn nhiều vấn đề đan xen rất phức tạp. Hay là anh Phóng để tôi thử xem sao?" Du Thư Lượng nói

"Ôi, tôi chỉ mải thỏa chí tò mò mà quên rằng anh là chuyên gia về phương diện này. Vâng, anh làm vậy! Tôi sẽ nhờ hai chuyên gia máy tính giúp tìm xem người mất tích kia đâu"

"Tôi cũng sẽ chú ý, tạm thời không để cho Tư Dao biết các thông tin này. Bác sỹ Tạ Tốn không mấy lạc quan về bệnh tình của Tư Dao, vì thuốc ổn định nhịp tim chỉ có hiệu quả lúc đầu, mấy hôm nay hiệu quả đang kém dần. Chính Tư Dao cũng cảm thấy sức khỏe rất không ổn; hiện cô ấy đang rất khó khống chế hiện tượng viêm cơ tim do virus gây ra. Ở giai đoạn này, các bác sỹ thường chỉ là "tọa sơn quan hổ đấu", hi vọng khả năng miễn dịch của Tư Dao sẽ chiếm ưu thế. Lúc này, mọi sự xáo trộn tình cảm tâm lý đều có hại cho cả chứng rồi loạn tim lẫn khả năng miễn dịch".

"Em tưởng anh sẽ không bao giờ đến gặp em nữa” Tư Dao lạnh nhạt nói.

"Sao thế? Em vẫn thấy ghét anh à?" Sự kiêu hãnh của Lâm Nhuận không hề suy giảm, nhưng đứng trước Tư Dao anh bằng lòng cầu xin tình yêu của cô.

"Đâu dám! Em không ghét, cũng không yêu. Tất cả chỉ có thế thôi!"

"Sao lại thế?"

"Em đang rất cố gắng giữ bình tĩnh để không bị xáo trộn tình cảm". Tư Dao nhìn Lâm Nhuận đang ngơ ngác không hiểu ra sao, cô suýt nữa phì cười.

"Anh biết mình không có cái phúc đó, cũng không đáng để em phải xúc động. Tại anh, anh đã không có can đảm đối mặt với hihực, sống mãi trong sự dối trá. Nếu anh ở địa vị em, anh cũng không thể tin được nên anh mong em sẽ lượng thứ cho anh". Lâm Nhuận cúi đầu.

Thực ra lâu nay Tư Dao cũng đã nhìn nhận thấu đáo việc này. Lâm Nhuận thật sự yêu cô, anh đã nhất quyết đối lập với người cha đen tối kia. Nhưng anh đã giấu giếm bản thân quá lâu, anh không thể lựa chọn môi trường xuất thân nên đã dẫn đến tình thế đầy khó khăn hiện nay. Chắc chắn anh bị giày vò rất nặng nề nên mới năng đến khám chuyên gia thần kinh như thế. Mặt khác, đúng là anh đã mạo hiểm liều mình bất chấp sống chết để cứu cô vì thế anh chắc chắn sẽ là nạn nhân của "Đau thương đến chết" bất cứ lúc nào. Tình cảm sâu sắc của anh thực khó bề đền đáp.

"Anh đã đến khám bác sỹ chưa?" Tư Dao dịu dàng hỏi.

"Đến rồi, tất cả đều bình thường. Bác sỹ còn dặn dò kỹ, nếu anh tuân thủ nghiêm ngặt thì chắc chắn sẽ ổn cả".

"Thế ư, thế thì hay quá! Cách dự phòng là như thế nào?"

"Là, ngày nào cũng vào thăm em".

CHƯƠNG 43

CHẾT ĐAU THƯƠNG

Ông đã sớm biết mình không được cái thành phố này dung thứ hoặc nói cách khác, ông sẽ không được cái "thế giới bên ngoài" ấy chấp nhận.

Vốn là một đứa con của núi rừng nhưng mọi thứ ông đã trải qua không phải như cách nói cũ rích "trẻ con nhà quê chỉ là hạt bụi của thành phố". Với ông, thành phố hay nông thôn hoàn toàn không phải là điểm mấu chốt mà vấn đề nhân tính - bản tính con người kể từ thời Bàn Cổ Nữ Oa, Adam Eva đến nay là phức tạp và quanh co nên đã dẫn đến bao nhiêu bi kịch. Ông chỉ đóng một vai rất nhỏ trong các tấn bi kịch đó.

Tiếc thay khi ông nhận rõ điều này thì đã quá muộn. Sai lầm lớn nhất đã xảy ra, bát nước đánh đổ khó bề vét lại.

Ông là con người không biết đến hai chữ hối hận, đã quyết định làm việc gì, dù sai cũng dám nhận, nếu có cả trăm cơ hội làm lại, cũng vẫn chỉ lựa chọn như cũ. Tuy các bô lão trong thôn kể đã trăm lần về câu chuyện lưu truyền trong cái vùng khuất nẻo của họ: những thanh niên nào bỏ thôn mà đi xông pha bên ngoài, ai cũng đau thương đến chết nhưng ông bỏ ngoài t câu chuyện ấy.

Cả thôn vài trăm người, ai cũng tin điều đó nhất là sau khi xảy ra rất nhiều câu chuyện đau thương đến chết. Hồi đó ông là đứa trẻ thông minh nhất thôn, không tin chuyện này đã dám phạm cái sai lầm ấy.

Hồi ấy ông 14 tuổi cực kỳ ham học và cho rằng đã học hết y thuật của các bô lão trong thôn. Sau khi cha mẹ qua đời, ông sống với chị gái. Ông lén ra khỏi thôn, đi học nghề của một thầy thuốc đông y nổi tiếng khắp huyện Sùng An. Ngoài 20 tuổi, ông đã nổi tiếng gần xa.

Lòng ham hiểu biết ngày một mạnh, ông trở nên uyên bác về đông y dược, nhưng cũng hiểu những điểm kỳ diệu của tây y dược. nhân cơ hội "công nông binh được đi học cử tuyển đại học", ông đã vào đại học Y số 2 Giang Kinh nổi tiếng cả nước, tốt nghiệp với kết quả cao, được ở lại dạy học và trở thành một nghiên cứu viên trẻ nhất của phòng nghiên cứu đông tây y kết hợp. Ít lâu sau ông lập gia đình với một cô gái xinh đẹp tuyệt vời.

Cho đến khi ấy ông vẫn ngoan cố cho rằng, cách nói "hễ ra ngoài núi thì phải bị đau thương đến chết" chỉ là tập hợp của những câu chuyện đau khổ hoàn toàn không có căn cứ khoa học, nói khó nghe một chút thì đó là sự mê tín rồ dại vào số phận.

Nhưng rồi "đau thương đến chết" đã xuất hiện, nó còn ngoan cố hơn cả ông.

Ấy là một điều bí mật được giữ rất kín. Hết đời này sang đời khác, cứ sau hơn chục năm thì thôn của ông lại xảy ra một trận dịch kỳ quái, khiến hàng loạt người và gia súc bị đột tử. Không ai có thể nói rõ tại sao lại xảy ra trận dịch như thế, và lại có cái quy luật ấy, kể cả nguyên nhân tử vong. Nghe nói, thường là một người trong nhà chết trước, vợ hoặc chồng đau buồn, ít lâu sau cũng đột tử. cứ như thế mãi, dân thôn bèn gọi trận dịch ấy là "chết đau thương". Mỗi khi có dịch, bắt đầu có người chết thì dân thôn nhẫn nại quan sát ít lâu, không đụng vào thi thể, thậm chí không chôn cất. Họ chỉ đưa những ai đã tiếp xúc với nạn nhân đi xa, đến ở tại các gian nhà tạm đã cất sẵn, và dùng cách đặc biệt để "khử độc" cho họ. Nếu trong vòng một tháng có 5 cái chết tương tự xảy ra, thì cả thôn sẽ mặc áo mưa - tức là o tang mà từ nhiều đời nay họ thường dùng – sau đó di dời vào sâu hơn trong núi, tránh xa cái nơi đã bị ô nhiễm. Địa điểm cũ sẽ bị đốt trụi. Sau khi trận dịch qua đi, họ sẽ lập cho người chết một tấm bia không chữ. Họ cũng rất gàn dở cho rằng, những người chết không rõ nguyên nhân như thế, tức là chết khốn khổ, là bị trời trừng phạt.

Thôn này cứ sau hơn 20 năm lại di rời một lần là vì thế.

Các bô lão của thôn cứ khăng khăng phải chuyển vào sâu trong núi, vì họ cho rằng cả thôn đã bị nguyền rủa, phải chịu tai họa dịch bệnh lặp đi lặp lại mãi. Càng tránh xa người đời sẽ càng đỡ mắc dịch bệnh.

Tại sao lại là một lời nguyền? Ông nghĩ, nếu có thật thì chẳng qua chỉ là một thứ tập tục kéo dài hàng trăm ngàn năm ở trong thôn. Dân thôn già trẻ gái trai mỗi năm phải một lần "thay máu" tức là, để cho các loại côn trùng độc như rết, đỉa, bọ cạp... hút máu, nếu người lạ chợt nhìn thấy sẽ ngỡ là "chọn độc", thực ra nó hoàn toàn khác hẳn "chọn độc". "Chọn độc" là lợi dụng chất độc của chính con bọ để chế thuốc độc, còn "thay máu" là dùng côn trùng hút các chất độc đang có trong máu người. Dân thôn hiểu về sinh lý người là thế này: đời người ta lao động, ăn uống nghỉ ngơi... luôn bị chất cặn đọng trong người, vì thế mà cần có hệ bài tiết. Tại sao con người thường mắc các chứng bệnh và về già thì ốm đau mà chết? Vì "chất độc" trong máu chưa thải hết, nếu không bị đọng các "chất độc" thì con người có thể thọ đến ngàn năm, như các bậc thánh nhân mà sử sách cổ vẫn chép. Có vị bô lão trong thôn còn dẫn ra ví dụ trong "kinh thánh" rằng tổ tiên của người phương tây đã sống đến ngàn tuổi. Sau khi "thay máu", nếu có ai bị trúng độc do côn trùng cắn, thì dân thôn lại có các loại thảo dược và cao dán để giải độc. Cái lối "thay máu" kỳ cục này thường bị người bên ngoài cho là quái gở độc ác.

Vì mọi người đều tin thôn này bị một lời nguyền, cho nên vào thời Minh, nhân một lần có bệnh dịch, quan phủ đã đem binh mã đến hủy diệt cả thôn, chỉ có hai hộ sống sót vì đang đi săn chưa về, nên đã giữ được "nòi giống" và truyền thốngó lẽ vì chuyện này mà các bô lão kiên quyết xa lánh chốn phồn hoa.

Đồng thời cũng có một truyền thuyết còn lâu đời hơn nữa, liên quan đến hang quan tài treo ở núi ngoài xa hơn chục cây số. Nghe nói ở hang đó có một lời nguyền, cấm vào, ai đã vào thì sau không đầy nửa năm sẽ phải chết. Một thầy giáo trong thôn đã từng dạy ông không nghe lời khuyên, đi vào đó một lần, sau ba tháng thì chết trong lúc ngủ. Người vợ mới cưới khóc than thảm thiết, chẳng bao lâu cũng chết, lúc chết, mặt vẫn đầy nước mắt.

Các bô lão trong thôn cho rằng lời nguyền ở hang quan tài và chất độc ngầm ở gần đó liền với thôn này, là nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh.

Ông không thể quên năm 1980, nhận được bức thư của chị gái gửi từ thị trấn Hoa Tây kể, trong thôn có hai con gà và một con lợn bị chết, chết rất lạ lùng – không bị thương, không có dịch lợn ốm gà rù mà bỗng dưng lăn đùng ra chết. Các bô lão nói "chết đau thương" lại bắt đầu rồi đấy! Cuối thư, người chị còn nói là rất sợ, sợ ít lâu nữa mình cũng "chết đau thương"

Người anh rể của ông bị tính tò mò thôi thúc, nên trước đó hai tháng đã vào hang quan tài.

Ông và người chị gái hết sức yêu thương nhau. Cha mẹ qua đời trong trận dịch bệnh "đau thương đến chết" hồi trước. Người chị đã rất chịu khó lao động, dè xẻn thu vén để nuôi ông trưởng thành, rồi có thể sống độc lập. Ông còn nhớ, chị đang tuổi xuân nhưng quanh năm chỉ mặc áo vá chằng vá đụp. Ngày chị đi lấy chồng, cũng là lần đầu tiên được mặc áo mới.

Nếu những chuyện đồn đại kia là thật, thì ông sẽ bất chấp tất cả để cứu chị gái mình.

Ông trở về thôn, trong thôn đã có một người chết. Đêm hôm đó ông bí mật vào căn nhà có người chết, giải phẫu cái tử thi bị vứt nằm đó. Sau bao năm học y và trải qua thực tế, ông không thể lại tin cái tập tục cổ hủ của thôn. Ông biết, đã là bệnh dịch thì phải có virus hoặc vi khuẩn hoành hành, cần điều tra nguyên nhân tử vong, tìm căn nguyên bệnh tật – đó là con đường duy nhất để chữa và phòng bệnh

Quả tim của người ấy đã chết bị to lên rõ rệt, cơ tim có nhiều vết rạn nứt.

Ông lấy mẫu máu, mẫu các chất dịch khác, và lấy các mẫhức cơ tim, rồi trở về đại học Y Giang Kinh. Qua nghiên cứu, trưng cầu ý kiến, thực nghiệm... Ông có thể khẳng định, đó là đột tử do bệnh viêm cơ tim. Ít hôm sau, ông cũng đã nhận diện được virus Ke-sa-ji. Bằng tri thức và trực giác, ông cho rằng loại virus này lây nhiễm qua đường huyết dịch, cho nên mới xảy ra hiện tượng vợ chồng lần lượt tử vong. Còn tập quán hủ lậu "thay máu" chỉ tổ khiến virus càng dễ phát tán trong thôn mà thôi.

Nhìn từ góc độ dịch tễ học, việc bùng phát dịch do nhiễm virus thường có tính chu kỳ và theo mùa. Có lẽ mới có hiện tượng cứ sau 20 năm lại xảy ra một lần.

Ông lại trở về thôn, nhiều lần dặn dò nhấn mạnh người dân phải chú ý giữ vệ sinh, còn định sẽ báo cáo với cơ quan chuyên trách về phòng chống bệnh dịch. Cũng vì thế mà nảy ra xung khắc căng thẳng giữa ông với các vị cao niên trong thôn. Các vị bô lão cho rằng, nếu các cơ quan phòng chống dịch vào cuộc thì truyền thống "thay máu" sẽ bị chỉ trích, thậm chí sẽ tái diễn nạn cả thôn bị "tàn sát". Ông ra sức thuyết phục họ nhưng đều vô ích. Ông than thở, đầu óc con người ta, thậm chí cả những nét văn hóa hủ bại, tồn tại sao mà dai dẳng đến thế!

Cuối cùng, vì tôn trọng các vị cao tuổi và truyền thống địa phương, ông hứa sẽ không đi báo cáo, nhưng vẫn dặn bà con không nên làm cái trò "thay máu" nữa ...


«Trang trước | Đọc tiếp»
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21
Danh Mục
» Truyện Teen
» Truyện Tình Yêu
» Truyện Kiếm Hiệp
» Truyện Cười
» Truyện Ma
Bản quyền thuộc về Wap Đọc Truyện
Powered by Xtgem.Com
Note: While you use some service at wapsite you will not return Expense to maintain service of them me. Thank!
Wap đọc truyện
1